Các chỉ số xét nghiệm phát hiện bệnh nhân suy thận
Nội dung bài viết
- Creatinin máu và nước tiểu
- Một số chỉ số xét nghiệm bệnh thận khác
Với những người bị bệnh thận, các chỉ số suy thận là vô cùng quan trọng. Thông qua các chỉ số suy thận người bệnh có thể biết được tình trạng và mức độ của bệnh, qua đó có hướng giải quyết kịp thời, hiệu quả.
Tình trạng thận chỉ có thể đánh giá chính xác bằng cách sinh thiết thận, đọc cấu trúc của các đơn vị thận dưới kính hiển vi. Các xét nghiệm chỉ mang lại kết quả tương đối nên cần có nhiều xét nghiệm khác nhau để có được kết quả chính xác nhất.
Một số xét nghiệm đánh giá chức năng thận có thể thực hiện như tổng phân tích nước tiểu, creatinin máu và nước tiểu, đo lượng protein nước tiểu 24 giờ, tổng phân tích tế bào máu, các xét nghiệm sinh hóa, albumin huyết thanh.
Creatinin máu và nước tiểu
Creatinin được tạo ra ở cơ, chủ yếu từ creatinphosphat và creatin ở cơ. Creatinin theo máu qua thận, được thận lọc rồi bài tiết ra nước tiểu. Điều đó cho thấy chỉ số creatinin trong máu sẽ phản ánh chính xác về tình trạng của thận và cho biết khả năng suy thận.
Nồng độ creatinin ở người bình thường:
Nồng độ creatinin huyết tương (huyết thanh): 55 – 110 µmol/l.
Nước tiểu: 8 – 12 mmol/24h (8000 – 12000 µmol/l).
Người lớn: Với nam giới chỉ số là 0,6 – 1,2mg/dl hoặc 74-110 µmol/l còn nữ giới là 0,5 – 1,1mg/dl hoặc 58-96 µmol/l.
Trẻ nhỏ: Mức creatinin bình thường là 0,2mg/dl hoăc có thể cao hơn chút.
Lượng creatinin trong cơ thể của người trẻ tuổi, người trung niên có thể khác so với chỉ số ở người lớn tuổi.
Chỉ số creatinin xét nghiệm bệnh suy thận
Với creatinin máu: Các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu mang đi phân tích. Không cần phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu. Các hoạt động sinh hoạt có thể bình thường ngay sau đó.
Với creatinin niệu: Bác sĩ sẽ đo lường mức độ của creatinine có trong nước tiểu và chỉ phân tích mẫu nước tiểu lấy một lần duy nhất trong 24h trước đó. Kết quả xét nghiệm có thể sai nếu như lấy mẫu nước tiểu không chính xác. Thử nghiệm creatinine nước tiểu sẽ đánh giá chính xác mức độ suy thận.
Khi chỉ số creatinin máu cao, rất có thể thận đang hoạt động không tốt và có nguy cơ suy thận. Chỉ số creatinine có thể tăng lên tạm thời nếu người bệnh bị mất nước hoặc đang sử dụng một số loại thuốc như huyết áp hay chống viêm.
Chỉ số creatinin bao nhiêu là suy thận?
Ở trẻ em: Creatinin trên 2mg/dl.
Ở người lớn: Trên 10mg/dl.
Có thể phân loại từng giai đoạn suy thận theo chỉ số creatinin
Suy thận cấp độ 1: Chỉ số creatinin từ 110 đến dưới 130 µmol/l ở nam giới và ở phụ nữ từ 100 đến 130 µmol/l là bắt đầu giai đoạn suy thận.
Suy thận độ 2: Chỉ số creatinin từ 130 đến 299 µmol/l.
Suy thận độ 3A: Creatinin từ 300 đến 499 µmol/l.
Suy thận độ 3B: Từ 500 đến 900 µmol/l.
Suy thận độ 4: Trên 900 µmol/l.
Một số chỉ số xét nghiệm bệnh thận khác
Mức lọc cầu thận (GFR): GFR sẽ cho biết chức năng thận có tốt không và đang hoạt động bao nhiêu phần trăm.
Blood Urea Nitrogen (BUN) còn gọi là chỉ số ure máu: Chỉ số ure máu và nước tiểu để đánh giá chức năng lọc của cầu thận và sự tái hấp thu ở ống thận. Khi thận bị suy, chỉ số này sẽ tăng lên. Nồng độ urê máu bình thường ở mức: 3,6 – 6,6 mmol/l còn nồng độ urê nước tiểu là: 250 – 500 mmol/24h.
Protein: Khi thận bị tổn thương, chức năng lọc của thận sẽ suy giảm dẫn tới sự rò rỉ protein trong nước tiểu. Xét nghiệm đơn giản này có thể phát hiện lượng protein có chứa trong nước tiểu.
Microalbumin niệu: Đây là thử nghiệm nhạy cảm giúp phát hiện một lượng nhỏ protein trong nước tiểu.
Albumin huyết thanh: Ở người khỏe mạnh, albumin huyết thanh nằm trong khoảng 35 – 50 g/l, chiếm 50 – 60% protein toàn phần huyết thanh. Albumin giảm mạnh là biểu hiện của viêm cầu thận cấp và ở những người bị thận hư, lượng albumin giảm chỉ còn khoảng 10 – 20 g/l.
nPNA: Xét nghiệm này đánh giá xem bạn có bổ sung đủ chất đạm hay không.
SGA: SGA sẽ giúp kiểm tra các dấu hiệu của các vấn đề dinh dưỡng trong cơ thể.
Hemoglobin: Xét nghiệm chỉ số Hemoglobin sẽ giúp bạn nhận thấy cơ thể thiếu máu hay không bởi đây là một phần của các tế bào máu đỏ mang oxy từ phổi đến các tế bào.
Ngoài ra, các triệu chứng của thận yếu được thể hiện rõ qua thói quen sinh hoạt hằng ngày mà người bệnh có thể theo dõi như: Mệt mỏi, phù mắt cá chân, bàn chân hoặc bàn tay, khó thở, ốm yếu, tiểu ra máu, sụt cân và ăn không ngon,thở dốc, đi tiểu nhiều – đặc biệt là về đêm, tình trạng cương dương bị rối loạn, sinh lý yếu.
Bạn đang bị suy thận cấp độ mấy?