Bệnh viêm cầu thận không nên ăn gì là vấn đề dang được nhiều người quan tâm, bởi chế độ ăn uống tác động trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh thận đặc biệt là viêm cầu thận. Do vậy, người bệnh cần có kiến thức để lựa chọn thực phẩm đúng. Bài viết hôm nay chia sẽ tới bạn đọc 10 loại thực phẩm mà người bị bệnh viêm cầu thận không nên ăn để bệnh nhanh khỏi.
Viêm cầu thận xảy ra khi thận mát dần các chức năng cơ bản như loại bỏ chất thải và dịch dư thừa ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Tình trạng này dẫn tới các chất độc không được loại bỏ và tích tụ dần gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cơ thể của người bệnh. Những trẻ em nhỏ tuổi hay những người lớn trên 40 là các đối tượng có nguy cơ cao mắc phải viêm cầu thận.
Bệnh viêm cầu thận
Ngoài việc phát hiện sớm và có phương pháp điều trị thích hợp chế độ ăn uống cũng góp phần không nhỏ nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh cũng như tránh cho biến chứng nguy hiểm xảy ra. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho bệnh viêm cầu thận là ăn nhẹ, ăn nhạt nhằm chống phù, ổn định huyết áp và giảm gánh nặng thận
# Bệnh viêm cầu thận không nên ăn gì ?
1. Protein
Bệnh nhân viêm cầu thận mạn kiêng ăn gì? Đó chính là protein. Chắc hẳn là bạn đang cảm thấy vô cùng ngạc nhiên với câu trả lời này phải không?
Việc phân giải protein sẽ sinh ra ure. Ure trong máu sẽ cần được thận lọc ra và đào thải qua đường nước tiểu.
Ở bệnh nhân viêm cầu thận, chức năng lọc máu của thận bị suy giảm nên sẽ không loại bỏ được hết ure trong máu.
Khi cung cấp nhiều protein, cơ thể sản sinh ra nhiều ure, gây áp lực lên thận và khiến nồng độ ure máu tăng cao, khiến tình trạng bệnh viêm cầu thận càng trở nên nghiêm trọng.
Bởi vậy mà bệnh nhân viêm cầu thận cần hạn chế ăn protein. Nên sử dụng các loại protein thực vật thay cho các loại protein động vật để hạn chế lượng ure được sản xuất.
Protein có nhiều trong thịt đỏ
Bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết được chính xác lương protein được phép tiêu thụ 1 ngày là bao nhiêu và xây dựng cho mình 1 chế độ dinh dưỡng phù hợp.
2. Natri
Cơ thể cần một ít muối để cân bằng lượng nước phù hợp. Nhưng nếu trong cơ thể thừa natri sẽ gây tổn hại cho thận.
Khi bạn sử dụng quá nhiều muối ăn, thận cần giữ lại lượng nước để làm loãng chất điện giải trong máu, nhằm đảm bảo chức năng của tim. Điều này khiến thận bị tổn thương.
Lượng muối cao còn tăng lượng protein bị bài tiết trong nước tiểu, vì vậy rất dễ mắc chứng suy thận.
Các nghiên cứu đều cho thấy: Ăn quá mặn thì khả năng bị mắc chứng suy thận càng cao.
Chính vì vậy mà các bệnh nhân mắc các chứng bệnh về thận, trong đó có viêm cầu thận, đặc biệt là các trường hợp có kèm theo tình trạng huyết áp cao phải hạn chế sử dụng muối ăn, bột ngọt và các thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối,…
Theo đó, lượng muối cần thiết cho mỗi người là 5g/ngày – trong đó, 1 thìa muối tương ứng khoảng 6g. Nếu dùng quá lượng cần thiết sẽ rất hại cho thận và sức khỏe.
Muối ăn chứa nhiều natri
3. Kali
Khi chức năng lọc máu của thận bị suy giảm ở bệnh nhân viêm cầu thận, lượng kali dư thừa trong máu sẽ không được lọc và đào thải hết.
Nồng độ kali máu cao có thể phá vỡ chức năng thần kinh cơ, làm tăng nhịp tim,.. Thậm chí nó có thể gây nên những cơn đau tim dữ dội cho người bệnh, cực kì nguy hiểm.
Bởi vậy mà nếu thắc mắc viêm cầu thận mạn kiêng ăn gì thì câu trả lời chính là kali. Bệnh nhân viêm cầu thận cần hạn chế ăn một số loại rau, củ, quả chứa nhiều kali như: các loại đậu và mầm đậu, cà chua, cam, khoai lang, rau bina, chuối,…
4. Các loại đồ uống chứa cồn
Đối với việc uống rượu: Nếu bạn uống ít thì cũng không có vấn đề gì đáng lo. Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều rượu hay những đồ uống chứa cồn sẽ làm bệnh thận nặng hơn.
Theo giới chuyên môn: nồng độ cồn trong cơ thể cao ảnh hưởng lớn đến chức năng của thận, và làm giảm khả năng lọc chất thải ra khỏi máu.
Thêm vào đó, rượu làm cơ thể bị mất nước, ảnh hưởng đến chức năng của tế bào, các cơ quan trong cơ thể trong đó có thận.
Một nghiên cứu năm 2009 cho biết: Uống rượu, đặc biệt là các loại rượu nặng là nguyên nhân làm gia tăng albuminuria niệu, dấu hiệu quả bệnh thận.
Còn trong một nghiên cứu năm 2015 lại cho thấy: Những người nghiện rượu có thể bị rối loạn chức năng thận.
Lượng cồn trong cơ thể quá cao có ảnh hưởng xấu đối với thận cũng như suy giảm chức năng duy trì đủ nước, chất điện phân cho cơ thể. Điều này gây ra một loạt những vấn đề bệnh lý liên quan đến thận.
Trong nhiều trường hợp, bạn không thể từ chối uống rượu vang, tốt nhất là nên uống vừa phải. Đối với nữ giới và người già chỉ nên uống rượu vang tối đa 1 cốc/ngày, nam giới cũng chỉ nên uống rượu vang tối đa 2 cốc/ngày. Tuy nhiên, bạn nên có sự tư vấn của bác sĩ.
Đồ uống có cồn
5. Hạn chết chất lỏng
Người bị viêm cầu thận nên hạn chế nước ở mức tối đa. Chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ chất lỏng để cơ thể có thể kiểm soát được huyết áp, giảm gánh nặng cho thận trong quá trình lọc máu. Nên kiêng các món canh, súp, kem và các loại nước trái cây, hoa quả vì chúng có quá nhiều nước. Có thể sử dụng thêm thuốc lợi tiểu để loại bỏ khoáng chất và nước dư thừa. Còn nếu bệnh nhân có thể đi tiểu bình thường thì nên sử dụng lượng nước, bằng với lượng nước tiểu thải ra.
6. Cafein
Cafein có trong các sản phẩm như café, trà, soda và các loại thực phẩm khác cũng gây tác động đến thận.
Là chất kích thích nên cafein có thể làm quá trình lưu thông máu diễn ra nhanh hơn, tăng huyết áp và làm suy giảm chức năng của thận.
Nghiên cứu đều chứng minh: Uống cafein suốt thời gian dài khiến chứng suy thận ngày càng trầm trọng hơn, cũng như gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Sử dụng caféin, đặc biệt khi đói cũng là tác nhân gây ra bệnh sỏi thận.
Ngoài ra, một trong những đặc tính của caféin không thể bỏ qua là khả năng lợi tiểu. Nhưng chính đặc tính này là nguyên nhân khiến cơ thể bị mất nước, dẫn đến nguy cơ bị sỏi thận.
Nếu chúng ta chỉ sử dụng lượng cafein vừa phải thì không gây tổn hại đến sức khỏe. Không nên uống quá 1 hoặc 2 cốc café, hoặc 3 cốc trà mỗi ngày. Đồng thời, cũng nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa cafein như nước ngọt, nước tăng lực, socola, ca cao, cùng một số loại thuốc.
7. Các sản phẩm chứa chất ngọt nhân tạo
Các loại sản phẩm là đồ ngọt nhân tạo như đường tinh luyện thường không tốt cho sức khỏe. Đồng thời, đồ ngọt nhân tạo cũng có ảnh hưởng tiêu cực đối với thận
Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ: Những người uống các loại đồ uống có chứa chất ngọt nhân tạo dễ làm suy giảm chức năng của thận. Nếu nữ giới sử dụng đồ ngọt có đường nhân tạo như soda nhiều hơn 2 lần/ngày thì nguy cơ suy thận tăng lên gấp đôi.
Cũng theo nhiều nghiên cứu thì lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày cộng với lượng chất ngọt nhân tạo là nguyên nhân gây ra bệnh thận mãn tính. Để hạn chế sử dụng những sản phẩm chứa đồ ngọt nhân tạo, bạn nên dùng thêm stevia giúp cho đồ ăn, thức uống ngọt hơn mà vẫn tốt cho chức năng của thận.
Sản phẩm chứa chất ngọt nhân tạo
8. Sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa tương tự như protein có nguồn gốc từ thịt động vật, làm gia tăng sự bài tiết canxi trong nước tiểu, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh sỏi thận càng cao.
Các loại sản phẩm được chế biến từ sữa cung cấp lượng lớn protein cho cơ thể. Nhưng đối với những người mắc bệnh viêm cầu thận thì việc cân bằng lượng protein từ các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, từ sữa là vô cùng cần thiết.
9. Đồ uống có ga
Các loại đồ uống có ga như soda hay các loại nước tăng lực đều hình thành sỏi thận cũng như bệnh thận. Trong nhiều trường hợp, những đồ uống có hàm lượng đường, chất làm ngọt nhân tạo cao, cafein, chất hóa học đều không có lợi cho thận.
Nhiều nghiên cứu cho thấy: uống quá 2 lon coca mỗi ngày thì nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính cao.
Đồng thời, lượng soda dư thừa dễ khiến cơ thể bị tăng cân, và mắc bệnh tiểu đường loại 2, do đó cũng tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
Thay vì dùng những đồ uống có ga, chúng ta nên uống những đồ uống như trà đá tự pha, nước chanh để làm dịu những cơn khát.
Đồ uống có gas
10. Hút thuốc
Chúng ta biết rằng hút thuốc ảnh hưởng xấu đến phổi, hệ tim mạch. Không những vậy, hút thuốc còn ảnh hưởng đến thận. Nguyên nhân là do trong khói thuốc có chứa nhiều chất độc hại.
Một nghiên cứu năm 2000 chỉ ra là: hút thuốc có hại cho cả những người không mắc cũng như những người đã mắc bệnh thận.
Một nghiên cứu năm 2000 và được xuất bản trong tài liệu của hội y tế công cộng BMC cũng nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa hút thuốc và bệnh thận mãn tính.
Gần đây, năm 2016, một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí của Hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng kết luận: Hút thuốc nhanh chóng làm suy giảm chức năng của thận.
Ngoài ra, các bệnh có ảnh hưởng đến thận như tiểu đường, huyết áp cao ngày càng trở nên trầm trọng hơn nếu hút thuốc.
Tóm lại là hút thuốc không tốt cho các cơ quan trong cơ thể người. Vì vậy, những ai hút thuốc thì nhanh chóng bỏ thuốc. Nên nhờ gia đình, bạn bè, hay các chuyên gia giúp đỡ, tư vấn.
# Một số món ăn chữa bệnh
– 100g nếp, hoàng kỳ 30g, đem vo sạch nếp rồi cho cả hoàng kỳ vào nấu thành cháo, nêm nếm gia vị, món ăn chữa viêm thận mãn tính.
– Sữa dê tươi 500 ml đem nấu sôi, uống vào lúc sáng sớm mỗi ngày, uống mỗi đợt một tháng.
– Lạc nhân (đậu phộng hạt) 100g bóc bỏ vỏ, táo đỏ 100g, rồi cùng cho vào nấu; dùng cả lạc, táo, uống nước, dùng liền trong 7 ngày chữa viêm thậnmãn tính.
– Lạc nhân 100g, dâu tằm 200g, rửa sạch cho vào nồi đất, đổ nước sôi vào đun nhỏ lửa cho đến khi chín mềm, cho đường vào ăn.
– Râu ngô (râu bắp) 50g, vỏ bí xanh (bí đao) 50g, đậu đỏ 50g đem nấu lấy nước uống thay nước trà trong ngày, uống thường xuyên liên tục, chữa viêm thận mãn tính rất hiệu quả.
– Vỏ bí đao, vỏ dưa hấu đem nấu nước uống thay cho nước trà trong ngày.
– Rau cải tươi 100-150g, trứng gà 1 quả. Rau cải rửa sạch, cho vào nồi nấu sôi 15 phút, đập trứng gà vào, nấu tiếp 5 phút nữa, nêm nếm vừa ăn. Dùng trước bữa cơm trưa, mỗi ngày 1 lần, liên tục vài ngày.
– Cá mè 1 con (khoảng 200-250g), xơ mướp 15g. Cá mè làm sạch, xơ mướp rửa sạch cho nước vào nấu chín, bỏ xơ mướp đi, nêm nếm vừa dùng, dùng một lần trong ngày.
– Khoai lang nửa ký, gừng tươi 3g, khoét một lỗ ở củ khoai rồi nhét gừng vào, đem nướng chín, ăn sáng và tối.
– Thịt bò 150g, rửa sạch rồi cùng đậu tằm 150g cho vào nồi cùng lượng nước vừa đủ, nấu chín mềm, nêm nếm gia vị.
– Dạ dày heo 1 cái, tỏi tươi 120g. Dạ dày rửa sạch, cho tỏi vào, cho vào nước luộc chín, nêm gia vị (không cho muối), ăn hết trong ngày.
– Vỏ gừng tươi 10g, vỏ quả bầu 10g, vỏ bí đao 10g đem rửa sạch, cho vào nồi, cho nước vào nấu lấy nước uống. Mỗi ngày một lượng như thế.
– Nho khô 30g, vỏ gừng tươi 15g đem nấu nước uống ngày 2 lần.
– Đậu tằm (cả vỏ) 60g, tỏi (bỏ vỏ) 30g, đường trắng 30g. Đậu tằm nấu chín, cho tỏi vào, nấu nửa giờ rồi cho đường vào ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền trong 3 ngày.
# Lời khuyên dành cho bệnh nhân viêm cầu thận
– Nếu bệnh viêm cầu thận mắc ở phụ nữ, nên tránh mang thai khi biết mình mắc bệnh này
– Người mắc bệnh viêm cầu thận cần hạn chế lượng đạm đưa vào cơ thể, tăng cường rau xanh, các loại rau củ quả…
– Thưỡng xuyên đi khám sức khỏe định kì, những triệu chứng của bệnh viêm cầu thận mãn tính thường không rõ ràng, cụ thể. Người bệnh thường phát hiện mình bị ở giai đoạn cuối lúc này việc điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn. vì vậy việc đi khám định kỳ là cách nhanh nhất phát hiện bệnh viêm cầu thận.
Bài viết là lời giải đáp thắc mắc bệnh viêm cầu thận không nên ăn gì. Nó sẽ giúp các bạn tránh ăn và hạn chế những thực phẩm để quá trình điều trị bệnh có hiệu quả nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh
Bạn đang bị suy thận cấp độ mấy?