Phát hiện sớm suy thận bằng xét nghiệm nước tiểu – lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam

Phát hiện sớm suy thận bằng xét nghiệm nước tiểu - lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam
 

1.Vì sao xét nghiệm L-FABP có thể phát hiện sớm suy thận?

Quả thận có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sống, giúp đào thải các chất cặn bã và chất độc ra khỏi cơ thể con người. Nếu thận khỏe, sẽ giúp con người bài tiết được nhiều chất thải ra khỏi cơ thể và ngược lại, nếu thận không làm tốt nhiệm vụ của mình, các chất cặn bã sẽ không đào thải được mà đọng lại cơ thể.
Nếu bị suy thận, chức năng bài tiết chất thải của cơ thể sau quá trình chuyển hóa không được thực hiện. Đặc biệt là suy thận mạn, các chức năng khác của thận bị suy giảm nghiêm trọng như điều hòa dịch, điện giải, toan kiềm, kích thích tạo máu, tổng hợp vitamin D đều bị rối loạn, có thể ảnh hưởng tới sự sống. Do đó, việc phát hiện sớm suy thận vô cùng quan trọng để có thể ngăn chặn các nguy cơ biến chứng ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe, tính mạng.
Trong cơ thể người có một loại protein trong gia đình các FABP có trọng lượng phân tử 14 kDa, khu trú chủ yếu ở các tế bào ống lượn gần của thận, tế bào gan, ruột… Khi ống lượn gần bị thiếu máu cục bộ hoặc thiếu oxy, thì mức L-FABP tăng cao, đặc biệt ở nước tiểu. Đo được hàm lượng L-FABP tăng cao cho phép bác sĩ chẩn đoán mức độ tổn thương thận, chẩn đoán sớm bệnh thận mạn có kèm theo rối loạn chức năng ống thận, xác định rối loạn vi tuần hoàn cấp ở ống thận. Đây là một dấu ấn sinh học mới phản ánh tình trạng nghiêm trọng của ống lượn trước khi có các dấu hiệu trên mô từ đó, bác sĩ có thể kịp thời điều trị.
Phát hiện sớm suy thận bằng xét nghiệm nước tiểu - lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam
Xét nghiệm L-FABP có thể phát hiện sớm suy thận

2. Xét nghiệm L-FABP có thể áp dụng với những ai?

Nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh dưới, xét nghiệm này rất có ích để phát hiện sớm bệnh suy thận

  • Phát hiện sớm bệnh thận ở người có bệnh đái tháo đường.
  • Chẩn đoán sớm bệnh thận mạn có kèm theo rối loạn chức năng ống thận

Với người bệnh mắc các bệnh như dưới đang điều trị tại bệnh viện, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm

  • Bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu (các nghiên cứu cho thấy khoảng 40% bệnh nhân nặng điều trị hồi sức cấp cứu có nguy cơ suy thận)
  • Người vừa trải qua phẫu thuật mổ tim (khoảng 25% bệnh nhân sau mổ tim có nguy cơ suy thận)
  • Bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết
  • Người có chỉ định chụp X- quang có sử dụng thuốc cản quang chứa iod …
  • Phát hiện sớm suy thận cấp sau ghép thận.
  • Đánh giá mức độ rủi ro suy thận cấp trước khi ghép tủy xương.

 

Bạn đang bị suy thận cấp độ mấy?




    LƯƠNG Y Muốn Nói Chuyện Với Bạn Ngay !

    Đào Đình Nhuận / Lương y

    1 Ngày tìm hiểu không bằng 1 phút bác sĩ tư vấn

    Hiệu Quả Sản Phẩm Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Từng Người

    Cuộc Gọi Miễn Phí Cước

    Nhấp Gọi Ngay